Thuốc Topamax chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Trong quá trình dùng Topamax cần lưu ý và tác dụng phụ của thuốc là gì? Hãy cùng Nhà Thuốc An Tâm tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ về vai trò của Topamax nhé!
Topamax 25mg là gì?
Topamax 25mg được sử dụng một mình hoặc với các thuốc khác để điều trị một số loại động kinh. Topiramate cũng được sử dụng với các loại thuốc khác để kiểm soát cơn động kinh ở những người có hội chứng Lennox-Gastaut.
Viên nén tròn, màu trắng, có chữ “TOP” trên một mặt; mặt còn lại có số “25″. Mỗi viên nén có chứa 25mg Topiramate.
Dược lực học
Topiramate là một chất chống động kinh monosaccharide được thay thế gốc sunfat. Một số đặc tính quan trọng của topiramate góp phần vào hiệu quả chống động kinh:
- Topiramate làm tăng tần suất các receptor GABAA được hoạt hoá bởi gamma-aminobutyric (GABA) và làm tăng khả năng của GABAA để tạo ra luồng ion chloride đến các neuron, cho thấy topiramate làm tăng hoạt tính các chất trung gian thần kinh ức chế.
- Topiramate làm tăng đáng kể hoạt động của GABA đối với một số loại receptor GABAA.
- Topiramate làm mất khả năng của kainate gây hoạt hoá kainate/AMPA đối với nhóm dưới của thụ thể glutamate nhưng không có hoạt tính rõ ràng trên N-methyl-D-aspartate (NMDA) đối với nhóm dưới của thụ thể NMDA.
- Topiramate ức chế một vài isoenzyme của anhydrase carbonic, tác dụng này yếu hơn nhiều so với acetazolamide và không được cho là cơ chế chính của topiramate.
Dược động học
Đặc tính dược động học của topiramate khi so sánh với các thuốc chống động kinh khác cho thấy topiramate có thời gian bán hủy trong huyết tương dài, dược động học tuyến tính, phần lớn là thanh thải ở thận, không có gắn kết đáng kể với protein và không có các chất chuyển hóa có hoạt tính liên quan trên lâm sàng.
Topiramate không phải là một chất cảm ứng mạnh với các enzym chuyển hóa thuốc, có thể dùng cùng hoặc không cùng bữa ăn, và không cần phải kiểm tra định kỳ nồng độ của topiramate trong huyết tương. Trong các nghiên cứu lâm sàng, không có mối quan hệ nhất quán nào giữa nồng độ của thuốc trong huyết tương với hiệu quả của thuốc hoặc biến cố bất lợi.
Hấp thu
Topiramate hấp thu tốt và nhanh. Sau khi người khỏe mạnh uống 100 mg topiramate, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương (Cmax) là 1,5 mcg/mL đạt được trong vòng 2 đến 3 giờ (Tmax). Dựa trên sự thu hồi lại hoạt tính phóng xạ từ nước tiểu, mức độ hấp thu trung bình của 100 mg liều uống 14C-topiramate ít nhất là 81%. Thức ăn không có tác động đáng kể về mặt lâm sàng trên sinh khả dụng của topiramate.
Phân bố
Nói chung, có khoảng 13 tới 17% topiramate gắn kết với protein huyết tương. Một vị trí có khả năng gắn kết thấp cho topiramate trong/trên hồng cầu và có thể bão hoà với nồng độ trong huyết tương 4 mcg/mL đã được ghi nhận. Thể tích phân bố biến đổi tỷ lệ nghịch với liều dùng. Thể tích biểu kiến trung bình của sự phân bố thuốc là 0,80 tới 0,55 L/kg khi dùng liều duy nhất trong khoảng từ 100 đến 1200 mg. Giới tính được phát hiện có tác động đến thể tích phân bố của thuốc, giá trị với nữ giới khoảng 50% so với của nam giới. Điều này được cho là do phần trăm chất béo trong cơ thể của bệnh nhân nữ cao hơn và điều này không có ý nghĩa lâm sàng.
Chuyển hóa
Topiramate không được chuyển hóa nhiều (~20%) ở người tình nguyện khỏe mạnh. Topiramate được chuyển hóa đến 50% ở những bệnh nhân dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh là những chất gây cảm ứng các enzym chuyển hóa thuốc. Sáu chất chuyển hóa, hình thành qua sự hydroxyl hóa, thủy phân và glucuro – liên hợp, đã được cô lập, định tính từ huyết tương, nước tiểu và phân. Mỗi chất chuyển hóa chiếm ít hơn 3% của tổng số hoạt tính phóng xạ bài tiết sau khi dùng 14C-topiramate. Hai chất chuyển hóa, gần như vẫn còn giữ cấu trúc của topiramate, được thử nghiệm và nhận thấy còn một ít hay không có hoạt tính chống co giật.
Thải trừ
Ở người, con đường thải trừ chính của topiramate dạng không đổi và các chất chuyển hóa của nó là quả thận (ít nhất là 81% của liều dùng). Khoảng 66% của liều dùng 14C-topiramate được bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiểu trong vòng 4 ngày. Sau khi dùng liều 50mg và 100mg topiramate hai lần/ngày, độ thanh thải qua thận trung bình tương ứng khoảng 18 mL/phút và 17 mL/phút. Có bằng chứng về sự tái hấp thu qua ống thận của topiramate. Bằng chứng này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu ở chuột cống dùng đồng thời topiramate và probenecid, và quan sát thấy có tăng đáng kể độ thanh thải qua thận của topiramate. Nói chung, độ thanh thải qua huyết tương khoảng 20 tới 30 mL/phút ở người sau khi uống topiramate.
Chỉ Định
Đơn trị liệu khởi đầu hoặc điều trị hỗ trợ động kinh cho người lớn hoặc trẻ em ≥ 4 tuổi trong các trường hợp sau:
- Cơn co giật khởi phát cục bộ có kèm hoặc không kèm theo cơn co giật toàn thể có co cứng – giật rung.
- Cơn co giật có kèm theo hội chứng Lennox – Gastaut.
Phòng ngừa đau nửa đầu ở người lớn.
Liều Lượng & Cách Dùng
Liều dùng
Người lớn
Đơn trị liệu trong động kinh:
- Nên khởi đầu bằng liều 25 mg dùng mỗi buổi tối trong một tuần, sau đó mỗi 1 hoặc 2 tuần tăng liều đến 25 – 50 mg/ngày chia làm 2 lần.
- Liều và tốc độ điều chỉnh dựa trên đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
- Liều đầu tiên được khuyến cáo trong đơn trị liệu với topiramate là 100 – 200 mg/ngày và liều tối đa hàng ngày được khuyến cáo là 500 mg.
- Một số bệnh động kinh thể khó chữa dung nạp với topiramate liều 1000 mg/ngày.
- Các khuyến cáo này áp dụng cho cả người cao tuổi và trẻ em không mắc các bệnh về thận.
Điều trị hỗ trợ động kinh:
- Nên khởi đầu với liều 25 – 50 mg dùng mỗi buổi tối trong tuần đầu tiên.
- Sau đó hàng tuần hoặc cách 2 tuần nên tăng liều lên 25 – 50 mg/ngày, chia làm 2 lần. Việc điều chỉnh liều dựa trên đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
- Liều dùng thông thường 200 – 400 mg/ngày, chia làm 2 lần. Có thể dùng được liều cao đến 600 mg/ngày.
Đau nửa đầu:
- Nên khởi đầu với liều 25 mg dùng mỗi buổi tối trong vòng 1 tuần.
- Tăng liều 25 mg/ngày sau mỗi tuần. Nếu bệnh nhân không dung nạp thì nên kéo dài khoảng cách giữa các lần tăng liều.
- Một số bệnh nhân có đáp ứng với tổng liều hàng ngày là 50 mg/ngày.
- Một số bệnh nhân phải dùng liều lên tới 200 mg/ngày, tuy nhiên cần thận trọng vì có thể tăng tác dụng không mong muốn.
Trẻ em
Đơn trị liệu trong động kinh:
- Trẻ em ≥ 2 tuổi nên bắt đầu với liều 1 – 3 mg/kg vào mỗi buổi tối trong 1 tuần đầu.
- Tăng liều vào 1 hoặc 2 tuần sau đó, khoảng 1 – 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Liều và tốc độ điều chỉnh dựa trên đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân, có thể tăng liều ít hơn hoặc kéo dài thời gian tăng liều nếu bệnh nhân không dung nạp.
- Liều đầu tiên được khuyến cáo trong đơn trị liệu với topiramate là 3 – 6 mg/kg/ngày.
- Trẻ em mới được chẩn đoán bị cơn co giật khởi phát cục bộ dùng liều lên đến 500 mg/ngày.
Điều trị hỗ trợ động kinh:
- Trẻ em ≥ 2 tuổi, liều tổng cộng dùng hàng ngày được khuyến cáo khoảng 5 – 9 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Chuẩn liều nên khởi đầu bằng liều 25 mg (hoặc thấp hơn, dựa trên giới hạn liều từ 1 – 3 mg/kg/ngày), uống vào mỗi buổi tối trong tuần đầu tiên.
- Để có đáp ứng lâm sàng tối ưu, nên tăng liều sau đó 1 – 2 tuần trong giới hạn khoảng 1 – 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Liều dùng hàng ngày lên đến 30 mg/kg/ngày đã được nghiên cứu và được dung nạp tốt.
Đau nửa đầu:
Không chỉ định cho trẻ em vì chưa đủ tài liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị.
Đối tượng khác
Bệnh nhân suy thận: Bệnh nhân có ClCr < 70 ml/phút/1,73 m2, giảm 50% liều dùng hàng ngày ở người lớn. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể yêu cầu một liều bổ sung sau khi chạy thận. Liều này được xác định dựa trên thời gian lọc máu, tốc độ thanh thải của hệ thống lọc máu và khả năng thanh thải topiramate của bệnh nhân.
Bệnh nhân suy gan: Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan từ trung bình đến nặng vì độ thanh thải của topiramate bị giảm.
Người cao tuổi: Cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân cao tuổi bị suy thận do tuổi cao.
Cách dùng
Viên nén: Nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai vì thuốc có vị đắng. Nếu bệnh nhân không nuốt được, có thể nghiền thuốc rồi trộn với bột yến mạch hoặc nước sốt táo và dùng ngay lập tức để đảm bảo tính ổn định của thuốc.
Viên nang rắc: Nuốt nguyên viên thuốc hoặc có thể mở viên nang, rắc phần thuốc bên trong lên thức ăn mềm (sốt táo, sữa trứng, kem, bột yến mạch, yogurt…) và nuốt ngay mà không cần nhai.
Viên nang giải phóng kéo dài: Nuốt nguyên viên thuốc, không được mở viên nang, nghiền hoặc nhai viên thuốc.
Đơn trị liệu trong động kinh: Khi ngừng dùng đồng thời các thuốc chống động kinh phối hợp để đơn trị liệu với topiramate, nên xem xét hiệu quả có thể có trên sự kiểm soát cơn co giật.
Liều của thuốc chống động kinh phối hợp nên được giảm từ từ với tỷ lệ khoảng 1/3 liều mỗi 2 tuần, trừ khi phải dừng ngay các thuốc chống động kinh phối hợp vì liên quan đến sự an toàn của bệnh nhân. Khi ngừng dùng các thuốc cảm ứng enzyme, nồng độ topiramate tăng lên, có thể cần phải giảm liều nếu có chỉ định lâm sàng.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với thành phần thuốc. Dự phòng đau nửa đầu cho phụ nữ có thai và phụ nữ độ tuổi sinh sản không sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc:
– Phổ biến:
- Viêm mũi họng.
- Dị cảm, chóng mặt.
- Buồn nôn, tiêu chảy.
- Mệt mỏi, sút cân…
– Ít gặp:
- Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan.
- Nhiễm toan chuyển hóa, hạ Kali máu.
- Hành vi và suy nghĩ tự tử, rối loạn tâm thần.
- Rối loạn thính giác (điếc, khó chịu ở tai, khiếm thính)…
– Hiếm gặp:
- Hiện tượng Raynaud.
- Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học, gây mê, tăng trương lực.
- Viêm gan, suy gan…
- Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn hợp lý.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Topamax 50mg với thuốc khác và đồ uống:
– Thuốc tránh thai đường uống: Có thể làm giảm hiệu quả tránh thai và tăng chảy máu.
– Lithium: Có thể dẫn đến các triệu chứng nhiễm độc như suy giảm trí nhớ, thờ ơ, run rẩy, nhịp tim chậm,… do nồng độ Lithium trong huyết thanh tăng.
– Thuốc Risperidone có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và giảm tiết mồ hôi dẫn tới đột quỵ, ngoài ra cũng có thể gặp các triệu chứng như buồn ngủ, chóng mặt,…
– Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid (Hydrochlorothiazide) có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của Topiramate và hạ Kali máu.
– Metformin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Acid Lactic, đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng lại nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
– Thuốc điều trị đái tháo đường (Pioglitazone và Glibenclamide) giảm hiệu quả điều trị khi dùng phối hợp với Topiramate.
– Axit Valproic làm tăng Kali máu, các triệu chứng ngoài ý muốn có thể gặp như thờ ơ, nôn mửa,…
– Làm giảm hiệu quả chống đông máu của Warfarin. Hãy thông báo ngay với bác sĩ khi gặp các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mất thị lực đột ngột hay đau, sưng một chi.
Để tránh các tương tác ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, hãy thông báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ những thuốc đang sử dụng để được điều chỉnh hợp lý.
Thông tin liên hệ Nhà Thuốc An Tâm
Website: https://nhathuocantam.org/
Địa chỉ: 05 Quang Trung, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0937542233
Nguồn tham khảo bài viết NhaThuocLP.com, NhathuocAnTam.org, NhaThuocOnline.org