Tổng quan bệnh Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa trái phải để điều khiển từng bên tương ứng. Thần kinh tọa có ba chức năng chính là chi phối ,cảm giác vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa là gì ?
Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa chiếm khoảng 80% trường hợp.
Đau thần kinh tọa bệnh học nội khoa, là bệnh rất thường gặp đứng thứ 2 sau viêm khớp dạng thấp cần phải điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Đau thần kinh tọa thường xảy ra nhất khi thoát vị đĩa đệm, xương cột sống trên cột sống hoặc hẹp cột sống (hẹp cột sống) chèn ép một phần của dây thần kinh. Điều này gây ra viêm, đau và thường bị tê ở chân bị ảnh hưởng.
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Mặc dù cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp đều tự khỏi bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật trong một vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng liên quan đến yếu chân đáng kể hoặc thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phải phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy yếu chi có thể dẫn đến tàn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống vì vậy cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bệnh Đau thần kinh tọa
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm
Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.
Các nguyên nhân khác bao gồm: chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u)
Hiếm gặp hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai.
Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam
🔷 Hotline : 0961.095.111
🔷 Mã số thuế: 010.768.3038
Theo dõi và tìm hiểu thêm thông tin về Trung tâm điều trị xương khớp Việt Nam tại:
🔷 :
Hãy subcribe để tìm hiểu các thông tin mới nhất về Kênh Youtube của Trung tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam!
Nguồn: https://meetingtheworld.net
Xem thêm bài viết khác: https://meetingtheworld.net/suc-khoe/
Xem thêm Bài Viết:
- [ Tìm hiểu] Sibelium là thuốc gì? Có tác dụng phụ không?
- Đau dây thần kinh tọa là gì? Chuyên gia Trần Quang Đạt giải đáp
- Chữa đau thần kinh tọa, thầy Dư Quang Châu chia sẻ
- Nghiên cứu não bộ với nỗ lực chữa bệnh Parkinson
- Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào cho hiệu quả? TS Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn