Chùa Tam Chúc đang được xây dựng thuộc địa phận thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chùa nằm trong quần thể khu du lịch quốc gia Tam Chúc với hệ thống núi đá vôi ngập nước tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ. Theo quy hoạch, sẽ có diện tích là 5100 héc ta, trong đó, chùa Tam Chúc tọa lạc vị trí đắc địa: Phía sau là núi Thất Tinh, phía trước là hồ nước rộng trên 600 hec ta với 6 hòn đảo, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
Vào thời Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không đã đi men theo núi từ Ninh Bình đến Mỹ Đức (Hà Nội) tìm cây thuốc cứu dân độ thế. Ngài đi đến đâu thấy có hang động, địa thế đẹp thì lại xây chùa bái Phật. Khi đến Hà Nam ngài mở rộng chùa Tam Chúc và hành đạo cứu người.
Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng doanh nghiệp Xuân Trường đã xây dựng tuyến du lịch tâm linh “Con đường Phật giáo” dài hơn 100km bằng việc kết nối 3 quần thể di tích và danh lam thắng cảnh chùa Hương-chùa Tam Chúc-chùa Bái Đính theo con đường hành hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không xưa kia.
Quần thể chùa Tam Chúc gồm nhiều hạng mục như: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quán Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế với những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích và kích thước rất lớn. Điều đặc biệt ở ngôi chùa này là toàn bộ phần tường được ráp từ 30500 bức phù điêu bằng đá nham thạch, tái hiện lại các tích chuyện về cuộc đời của đức Phật. Những phiến đá nham thạch được tạc thành tượng ở Indonesia sau đó mới chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành những bức tường.
Điểm nhấn khi thăm quan chùa Tam Chúc là Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh cao 468 m, với 299 bậc lên, Chùa làm hoàn toàn bằng đá granit đỏ, nặng hơn 2.000 tấn, do 200 nghệ nhân nổi tiếng của Ấn Độ thiết kế, lắp ráp trong hơn một năm. Điều đặc biệt, các khớp nối không phải dùng đến xi măng, keo dính mà sử dụng mộng đá. Bên trong chùa Ngọc thờ tượng đức Phật A Di Đà bằng hồng ngọc nặng 4.000 kg. Toàn bộ khối ngọc để chế tác tượng Phật nhập khẩu từ Myanmar. Đứng từ chùa Ngọc du khách có thể bao quát toàn bộ khung cảnh chùa Tam Chúc.
🎵 [Music]
👉 Music provided by TheFatRat
Nguồn: https://meetingtheworld.net
Xem thêm bài viết khác: https://meetingtheworld.net/du-lich/
Chỉ còn thiếu các tượng phật khổng lồ lớn nhất thế giới
Cong trinh chua xong dau
Mong1 ngày được đến viếng thăm chùa tam chúc …